Cô tiêu lượng tiết, cao nhã ngạo sương, nói chính là hoa cúc mà sĩ dân Trung Nguyên thích nhất. Hoa cúc cũng không hiếm thấy, mà Phạm Nhàn năm đó sống ở Đạm Châu, lại càng thừa thãi loại hoa này, đạm cúc hoa trà chính là đặc sản nổi tiếng của Khánh quốc, những năm qua Phạm phủ hàng năm cũng muốn thu mua rất nhiều ở chỗ lão tổ tông để đưa vào kinh.
Chính bởi vì như thế, Phạm Nhàn đối với loại hoa này tương đối quen thuộc, thường xuyên nghĩ tới đóa đóa hoa vàng nở rộ trên vách đá bên bờ biển Đạm Châu. Hắn biết hoa cúc mặc dù chịu được lạnh, kiếp trước trong thơ của Nguyên Chẩn còn thổi phồng nói nếu loại hoa này tàn thì không còn loại hoa nào trong năm nở rộ nữa(Cúc nở rồi sẽ chẳng còn hoa – Thơ Cúc hoa – Tác giả Nguyên Chẩn), nhưng cuối cùng không phải là mai vàng, ở trong khí trời lạnh lẽo ngày thu này, chỉ sợ sớm đã tàn úa mục nát rồi.
Xe ngựa xuyên qua quan khẩu nặng nề sâm nghiêm chí cực dưới chân núi, ở dưới sự giám sát của đại nội thị vệ và cấm quân, mấy người trẻ tuổi của Phạm phủ xuống xe ngựa, dọc theo đường núi bên cạnh thu giản đi lên hồi lâu, vượt qua thác nước thủy thế sớm không tràn đầy bằng xuân hạ, đột nhiên thấy một gian miếu theo kiểu dáng kiến trúc của Khánh miếu hiện ra trước mặt mọi người, xuất hiện tại mặt núi đá như được khắc vào vách núi.
Huyền Không miếu dựa vào núi mà xây, dùng cột gỗ từng tầng từng tầng dựng lên, nơi rộng nhất cũng bất quá hơn một trượng, nhìn qua giống như một tầng tranh dán tường thật mỏng, bị người tiện tay dán trên vách đá, trong núi gió thu càng mãnh liệt, gào thét mà qua, để cho người xem không khỏi sinh lòng run sợ, vốn không nhịn được lo lắng làn gió có thể đem ngôi miếu mỏng như giấy này thổi sập hay không —— truyền thuyết đây là một gian miếu tồn tại sớm nhất trong Khánh quốc, là do khổ tu sĩ thờ phụng Thần Miếu từng cành cây từng viên gạch xây nên, tổng cộng trải qua mấy trăm năm thời gian, dụng ý là tuyên dương Thần Miếu vô thượng quang minh, khuyên dụ thế nhân một lòng hướng thiện.
Thần Miếu từ trước đến giờ không can thiệp vào thế sự, vô cùng thần bí, nhưng tựa như mấy ngàn năm qua vẫn âm thầm ảnh hưởng tới phong vân trên phiến đại lục này. Ở trong rất nhiều truyền thuyết đã biến mất trong con sông lịch sử, cũng có thể mơ hồ thấy thân ảnh của Thần Miếu, cộng thêm các khổ tu sĩ mặc dù nhân số không nhiều, nhưng luôn luôn giữ mình ngay thẳng, vô cùng được bách tính yêu thích, cho nên địa vị Thần Miếu ở trong lòng bình dân dân chúng, vẫn tương đối cao thượng.