“Trẻ con trẻ con đừng thèm, qua mồng 8 tháng chạp là đến Tết.
Cháo mồng 8 tháng chạp con ăn mấy ngày, lai rai đến ngày 23.”
(* ): Phong tục ăn cháo vào ngày mùng 8 tháng Chạp đã có lịch sử hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đây còn được coi là “Tiết lệnh” đầu tiên của Tết truyền thống, có nghĩa là qua mùng 8 tháng Chạp không khí của Tết đã đến. Sau một năm lao động vất vả, trong tiết trời lạnh giá của tháng Chạp, mọi người nô nức đi chùa, ăn cháo được nấu từ nhiều loại hạt như kê, gạo tẻ, gạo nếp, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt dưa, lạc, hạt thông, nhân táo, nho khô…
23: kẹo mạch nha viên; 24: cúng Táo quân; 25: làm đậu phụ; 26: hầm thịt lợn; 27: giết gà trống; 28: dán hoa; 29: đi mua rượu; 30: chơi cả đêm; mùng một Tết nhảy tưng tưng.
Sau ngày 23 âm lịch, không khí Tết trong làng đặc biệt đậm, cả làng đều toát lên vẻ vui tươi phấn khởi, từ sáng đến tối khắp nơi đều thơm phức, trong túi trẻ con cũng không thiếu đồ ăn vặt.