“Văn như thị đẳng vô lượng vô số hảo ác âm thanh, giả sử sung mãn A tăng kỳ thế giới, vị tằng nhất niệm tâm hữu tán loạn, sở vị: Chính niệm bất loạn, cảnh giới bất loạn, tam muội bất loạn, nhập thậm thâm pháp bất loạn, hành Bồ Đề hành bất loạn, phát Bồ Đề tâm bất loạn, ức niệm chư Phật bất loạn, quan chân thực pháp bất loạn, hóa chúng sinh trí bất loạn, tịnh chúng sinh trí bất loạn, quyết liễu thậm thâm nghĩa bất loạn. Bất tác ác nghiệp cố, vô ác nghiệp chướng; bất khởi phiền não cố, vô phiền não chướng; bất khinh mạn pháp cố, vô hữu pháp chướng; bất phỉ báng chính pháp cố, vô hữu báo chướng, như thượng sở thuyết như thị đẳng âm thanh, giai bất năng nhiễu.”
(Nghe những âm thanh tốt xấu vô lượng vô số như vậy, giả sử đầy ắp thế giới A tăng kỳ, chưa từng một niệm tâm có tán loạn, gọi là: Chính niệm không loạn, cảnh giới không loạn, tam muội không loạn, nhập pháp thậm thâm không loạn, hành Bồ Đề hạnh không loạn, phát Bồ Đề tâm không loạn, ức niệm chư Phật không loạn, quán chân thực pháp không loạn, hóa chúng sinh trí không loạn, tịnh chúng sinh trí không loạn, quyết liễu nghĩa thậm thâm không loạn. Không làm ác nghiệp nên không có ác nghiệp chướng; không khởi phiền não nên không có phiền não chướng; không khinh mạn pháp nên không có pháp chướng; không phỉ báng chính pháp nên không có báo chướng, như những âm thanh đã nói ở trên, đều không thể nhiễu loạn.)
Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết pháp, kể lại như vậy.
Lý Khải nghe đến đây, khẽ nhíu mày: "Vì sao lại không thể nhiễu loạn? Nếu không tiếp nhận những âm thanh này, vậy làm sao có thể chấp nhận thế giới này?"
Nghe đối phương giảng ‘Pháp’, Lý Khải phát hiện, tuy rằng hắn và Quan Thế Âm Bồ Tát có cùng nhận thức về cấu thành của thế giới, nhưng cách xử lý lại hoàn toàn khác nhau.