Trần Bình An bắt chuyện cùng đạo sĩ Trương Sơn rồi, mới biết được cả hai đều phải đi về phía nam, Trần Bình An cũng không hiểu tại sao, nhưng Lục Trầm và ông lão họ Dương đều yêu cầu hắn rời thuyền ở Nam Giản quốc, vì vậy hắn không dám dây dưa chờ tới cửa ra tiếp theo ở Lão Long thành. Còn đạo sĩ kiếm gỗ đào kia thì bị bức bách vì cái nghèo, thật sự không ở nổi trên chiếc đò này, nếu như không xuống thuyền, có lẽ hắn ta phải làm tạp dịch cho côn thuyền thì mới có thể kiếm được cơm ăn.
Hai người hợp tính nhau, nên đã hẹn sẽ cùng nhau xuôi nam, còn tới khi nào rẽ lối đường ai nấy đi thì tạm thời không để ý tới.
Cửa ra nơi hai người rời thuyền là ở biên cảnh phía nam Nam Giản quốc và phía bắc Cổ Du quốc, đạo sĩ Trương Sơn biết sơ sơ nhã ngôn Bảo Bình châu, nên đã giảng giải cho Trần Bình An nghe về quê cha đất tổ của Cổ Du quốc, thì ra hoàng đế Cổ Du quốc họ Sở, cũng có truyền thuyết về lai lịch tai nước, tương truyền vào thời đại thượng cổ, có một vị nữ thần phụ trách chuyện báo xuân, đồng thời cai quản cỏ cây thiên hạ sinh sôi hay khô héo, duy chỉ có lãnh thổ Cổ Du quốc có một cây đại thụ, thu xanh mướt xuân khô vàng, luôn chậm một nhịp, khiến cho nữ thần căm tức không thôi, liền sắc lệnh cây này, trời sinh không khai khiếu, rất khó trở thành tinh mị. Đây là xuất phát của cụm từ “mụn cây gỗ” của đời sau.
Đạo sĩ Trương Sơn là Luyện khí sĩ tam cảnh, cảnh giới chưa vững chắc, nhưng dù sao cũng là đạo nhân trong đạo thống của Long Hổ Sơn, mặc kệ ký danh hay là không ký danh, đều rất quen thuộc với chuyện trèo đèo lội suối.
Đạo nhân trẻ tuổi lưng đeo kiếm gỗ đào, trước khi vào núi, còn lấy từ trong bao quần áo ra một cái chuông đồng, treo lên phần đuôi kiếm gỗ đào, giải thích với Trần Bình An: "Đây là Thính yêu linh, thịnh hành nhất ở trong đạo môn, tương tự như một bức Bạch trạch đồ của nhân thủ Luyện khí sĩ, chiếc chuông này của bần đạo phẩm tướng thấp nhất, chỉ có thể xem như đồ vật hàng yêu nhập môn, sau khi rót linh khí vào thì trong vòng mấy canh giờ, sẽ có thể cảm giác được sơn trạch yêu quái cao hơn bần đạo một cảnh giới, hiện tại bần đạo mới tam cảnh, điều này có nghĩa là sẽ không thể nhận thấy được đại yêu ngũ cảnh."