"Chủ nhân, đã đóng gói xong."
Tô Tô mặc váy xếp ly nhuyễn màu trắng, trang điểm tinh xảo, nghiêng nước nghiêng thành dịu dàng nói.
Lý Diệu Chân khẽ vuốt cằm, mở túi thơm bên hông, một lực hút dạng xoáy bay ra, hút hết mười mấy quỷ vật trong trướng tướng quân vào trong.
"Tiếc ghê á, ngài vẫn chưa đột phá được Tứ phẩm cảnh." Tô Tô thở dài:
"Nếu không, với tài nghệ đệ tử Nhân Tông, ngài sẽ không có đối thủ."
"Nguyên Anh há dễ tu thành như vậy." Lý Diệu Chân bất đắc dĩ thở dài.
Nàng đã kẹt ở Kim Đan cảnh suốt hai năm.
Cuộc càn quét thổ phỉ Vân Châu đã kết thúc, Lý Diệu Chân phối hợp quân địa phương Vân Châu, cùng hai kim la tấn công các trại trên núi, san bằng những trại lớn nhất, các trại ở núi nhỏ phải có mấy chục.
Dĩ nhiên, nạn thổ phỉ Vân Châu là dòi mọc trên xương, sinh sôi ở mảnh đất này đã mấy trăm năm, không phải nói muốn diệt là diệt sạch được.
Qua mấy năm nữa, chúng sẽ mọc lại như cũ.
Song thành quả hiện giờ, đã là cực hạn mà quân đội địa phương có thể làm được. Vân Châu sẽ được yên bình vài năm, kết quả như này, Lý Diệu Chân đã rất hài lòng.
Tiếp theo, nàng phải đi làm chuyện của mình —— Thiên Nhân chi tranh!
Cứ mỗi sáu mươi năm, Thiên Tông và Nhân Tông sẽ luận đạo một lần, lúc ấy, đệ tử thế hệ trẻ kiệt xuất của hai tông sẽ dẫn đầu đối kháng với nhau, gọi là Thiên Nhân chi tranh.
Lý Diệu Chân là một trong những đệ tử kiệt xuất nhất thế hệ này của Thiên Tông, người còn lại là sư huynh của Lý Diệu Chân, là thành viên của Thiên Địa Hội, cầm mảnh vỡ Địa Thư số bảy.
Nhưng huynh ấy đi đông bắc, rồi mất liên lạc.
"Tiếc là cái tên trứng thúi làm người ta ghét kia chết rồi, nếu không đã có thể giúp ta tra án Tô gia diệt môn." Tô Tô bỗng nói.
Lý Diệu Chân nhìn mị cùng bầu bạn lớn lên với mình mà giật mình, thật ra nhà Tô Tô không phải ở kinh thành, tên kia dù có muốn tra, không thể rời khỏi kinh thành, để đi xa tìm hiểu một vụ án xưa cũ.
Tô Tô biết điều này, nhưng nàng vẫn cứ nói như thế, vẻ thì giống như thấy tiếc cho cái án ấy, nhưng thật ra là thấy tiếc cho tên nam nhân không biết xấu hổ kia.
Nên, phải Thái Thượng vong tình! Lý Diệu Chân thầm cảm khái.
Thân hữu qua đời, bi thương khó nén. Người yêu thay lòng, oán hận đan xen, trong nhân thế, thất tình lục dục đều là nghiệp hỏa, nếu không đâu có câu tình thâm không thọ.
Chỉ có vô tình, mới có thể mãi mãi trường tồn.
Nàng cùng Tô Tô rời khỏi quân trướng, hơn bốn trăm Phi Yến quân đã tập trung ở quảng trường, yên lặng chờ nàng.
Bốn trăm tướng sĩ đã tháo giáp.
Lý Diệu Chân chậm rãi quét qua các tướng sĩ, họ lúc này đều đã thay thường phục, có mặc vải thô áo gai, có mặc như phú ông, có người mặc rách rưới chẳng khác ăn mày, đây vốn là bộ dạng lúc ban đầu của họ.
Phi Yến quân là lính hỗn tạp, thành phần từ khắp ngũ hồ tứ hải, trong đó có đệ tử Cái Bang; có lãng tử giang hồ bốn biển là nhà; có hiệp đạo cướp của người giàu giúp người nghèo khó, vân vân.
Họ vì một người, mới tụ họp ở Vân Châu, tổ chức thành đội quân, người đó gọi là Phi Yến nữ hiệp.
Nay Lý Diệu Chân phải đi, đội quân này đương nhiên giải tán.
Sau khi trừ loạn kết thúc, Dương Xuyên Nam đã đi gặp riêng Lý Diệu Chân, muốn nhập Phi Yến quân vào trong quân đội chính quy, bồi dưỡng thành đội quân át chủ bài của Vân Châu, hy vọng nàng thuyết phục tướng sĩ Phi Yến quân ở lại Vân Châu.
Nhưng không một người muốn ở lại.
"Hơn một năm qua, chúng ta cùng sóng vai tác chiến, tiêu diệt mấy trăm sơn trại lớn nhỏ, chém mấy ngàn tên thổ phỉ. Nơi chúng ta đi qua, trăm họ được nghỉ ngơi lấy sức không còn sợ nạn thổ phỉ. Nơi chúng ta đi qua, thương nhân được thông thương, mua bán nuôi gia đình sống qua ngày. Nơi chúng ta đi qua, ánh sáng của chính nghĩa được chiếu xuống.
"Lý Diệu Chân đa tạ các huynh đệ đã không xa không rời bầu bạn cùng ta, có điều, thiên hạ không có tiệc không tan. Chuyến hành trình Vân Châu chấm dứt ở đây, ta phải tiếp tục đi tới trước, các ngươi nên về nhà đoàn tụ với thân hữu.
"Con đường đời người chầm chậm, hoặc lận đận hoặc thuận lợi, hoặc chua cay hoặc buồn vui, hy vọng mọi người đều nhớ tới thời gian ở Vân Châu, không quên bản tâm của mình."
Nói tới chỗ này, Lý Diệu Chân nhìn bốn trăm tướng sĩ, ôm quyền, giọng vang vang: "Nhưng làm việc tốt, chớ hỏi tiền đồ."
Bốn trăm tướng sĩ ôm quyền, rền vang như tiếng sóng triều:
"Nhưng làm việc tốt, chớ hỏi tiền đồ."
Đây mới là nguyên nhân khiến họ cam nguyện thành tâm ra sức, cam nguyện đi theo Phi Yến nữ hiệp.
Nam Cương.
Cổ tộc bị gọi là Man tộc, không phải vì họ ăn tươi nuốt sống, mà vì họ lấy Cổ làm gốc, hệ thống tu hành, tập quán sinh sống dựa trên cổ trùng.
Như vậy mới có thể bồi dưỡng cổ trùng, đồng hóa với Cổ.
Dùng cách nói hình dung thì là, cổ tộc phát triển theo hướng “gốc cổ”, nên trình độ văn minh không sao bằng được với những nước “gốc người” như Đại Phụng, Tây Vực hay các nước đông bắc.
Sự chênh lệch văn minh thể hiện trên mọi mặt, trong đó rõ ràng nhất là văn hóa và kiến trúc.
Cổ tộc đến nay vẫn còn dùng văn tự tượng hình từ thời cổ, kiến trúc thì dùng đất bùn vàng và lá cây làm chủ, dùng dụng cụ bằng gốm chứ không phải bằng đá.
Nhưng về ăn mặc thì không thua kém người Đại Phụng nhiều. Cổ tộc Nam Cương giỏi trồng dâu nuôi tằm, chất lượng tơ tằm của họ hơn hẳn Đại Phụng gấp mấy lần.
Nhưng họ lại không giỏi dệt, nên thường bị thương nhân của Đại Phụng mua tơ tằm chất lượng cao với giá thấp, hoặc dùng vải sẵn có để dùng vật trao đổi.
Nơi này núi non ngang dọc, sản vật phong phú.
Trong núi chim muông thú vật, thảo dược trái cây rừng nhiều vô số kể. Dưới núi là đất mềm phì nhiêu, sông suối khắp nơi, đại bản doanh của tộc Lực Cổ là ở nơi này.
Bộ tộc Lực Cổ đã khai hoang mấy ngàn mẫu đất ở vùng bình nguyên này, một số tộc nhân làm vụ nông, một số tộc nhân đi săn, lấy vật đổi vật với nhau, khá là sung túc.
Mạc Tang vai đeo cung sừng trâu, dẫn một đội thợ săn trẻ tuổi trở về, có người cõng cả con heo rừng mấy trăm cân, có người xách gà rừng sặc sỡ đủ màu, chở đầy mà về.
Trong khu ruộng dưới chân núi, Mạc Tang nhìn thấy muội muội Lệ Na đang cùng đám nữ nhân hái rau.
Lệ Na mặc áo vãi đơn giản, lộ đôi bắp chân thon dài đều đặn, thời tiết Nam Cương nóng bức, váy xếp li với áo tay dài của Đại Phụng không phù hợp với nơi này, nên người cổ tộc thường cắt, sửa trang phục của Đại Phụng khi mặc.
Váy thì chỉ còn dài tới gối, tay áo thì chỉ còn tới khuỷu tay.
"Lệ Na!"
Mạc Tang kêu, chờ muội muội ngẩng đầu lên, mới nói tiếp: "Hôm qua Thiên Cổ bà bà cho tuyết ưng nhắn tin, bảo muội hôm nay tới gặp bà ấy mà, sao giờ muội vẫn còn ở đây? "
Lệ Na sửng sốt, sau đó vỗ lên đầu mình: "Ai nha, ta quên mất, Mạc Tang, sao huynh không nhắc ta sớm?"
Mạc Tang nghe đám hán tử sau lưng cười vang, đám nữ nhân trong ruộng cười theo.
Bầu không khí trở nên vô cùng vui vẻ, nhưng Mạc Tang lại thấy mất mặt, quay đầu tức giận nạt các hán tử: "Cười cái gì mà cười."
Bên kia, Lệ Na đi giày tơ tằm đi ra suối rửa tay, định cứ thế tới tộc Thiên Cổ cách đó hơn trăm dặm.
Mạc Tang thấy vậy, vội hô: "Đập nước tộc Thiên Cổ bị thủng, ngươi nhớ hỗ trợ sửa chữa đấy."
"Biết rồi!" Lệ Na lảnh lót đáp lại, chạy xa.
So với bộ tộc Lực Cổ, bộ tộc Thiên Cổ còn giống một huyện thành của Đại Phụng hơn, dù vẫn còn khá đơn sơ, nhưng đã không còn những ngôi nhà lá, mà dùng đất vàng và gạch ngói làm chủ.
Bộ tộc Thiên Cổ tập trung dưới chân núi Lạc Hà, từ chân núi đến sườn núi, những mảnh ruộng hình bậc thang san sát, trên núi có một cái đập nước, hôm qua đột nhiên bị vỡ, nước đổ ập xuống những mảnh ruộng bậc thang.
Thuở thiếu thời, Lệ Na từng tới các tộc chơi, nên quen đường quen nẻo leo lên núi Lạc Hà, vòng vèo trong núi một hồi lâu, cuối cùng tìm thấy chỗ bị vỡ.
Thấy mấy chục người tộc Thiên Cổ đứng bên bờ ngay chỗ đập nước, người dẫn đầu chính là Thiên Cổ bà bà.
Lệ Na quét mắt một vòng, rồi nhìn xuống nước, thấy trên mặt nước có thi thể một con quái vật, dài hơn mười trượng, ngoài thân trùm đầy vảy màu đen, đầu nhọn, cánh nhỏ dài, móng có màng.
Thiên Cổ bà bà thấy Lệ Na đã tới, ngoắc tay với nàng.
Lệ Na nhẹ nhàng nhảy qua đám đá, tới chỗ Thiên Cổ bà bà, dịu dàng hỏi: "Bà bà, đó là quái vật gì?"
"Giao!"
Thiên Cổ bà bà cười hòa ái: "Không biết từ đâu tới, phá hỏng đập nước, mạ non tộc mới cắm xuống bị phá hư luôn."
"Ồ."
Đây là lần đầu Lệ Na thấy giao, nhưng đã từng được nghe nói về nó rồi, loại quái vật này sống trong khu vực nước sông dày đặc của Nam Cương, lần theo mạng sông ngầm dưới đất, chạy khắp nơi.
Một thúc thúc của Lệ Na chính là bị giao ăn mất khi nghịch nước.
"Ngươi hỗ trợ đào ít đá, chặn lại lỗ hổng đi." Thiên Cổ bà bà nói.
"Được thôi!"
Lệ Na làm lao động là giỏi nhất. Nàng bỏ chạy đi, chưa tới nửa khắc, mọi người liền nghe thấy tiếng bước chân nặng nề, quay về phía phát ra tiếng động, nhìn thấy một ngọn "Núi đá" đang từ từ dịch chuyển.
Núi đá này cao phải sáu mươi bảy mươi thước, ném vào trong hồ nhất định sẽ tạo nên sóng gió kinh hoàng.
Núi đá này không phải tự mình dịch đi, mà là bị Lệ Na khiêng tới, so với khối đá khổng lồ đó, trông nàng nhỏ xíu như con kiến hôi.
Người tộc Thiên Cổ mặt không đổi sắc, có vẻ sớm đã quen rồi.